Sự nghiệp nghiên cứu Tom Lehrer

Lehrer nhận bằng hạng ưu (magna cum laude, tức trong tốp 20%) ngành toán năm 1946, nhận bằng thạc sĩ năm sau đó khi mới 19 tuổi, và được giới thiệu vào hội danh dự Phi Beta Kappa của các sinh viên ưu tú.[10] Ông từng dạy các lớp toán đại học ở MIT, Harvard và Wellesley.[11]

Ông ở lại Harvard làm luận văn tiến sĩ trong vài năm, nhưng dành nhiều thời gian cho sự nghiệp âm nhạc và làm việc như một nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos. Ông phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ từ 1955 tới 1957, làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). (Lehrer về sau tuyên bố rằng ông đã phát minh ra công thức "Jell-O shots", một loại thạch có trộn rượu phổ biến, nhằm lách qua quy định hạn chế uống rượu hồi đó).[12]

Mặc dù nhận bằng thạc sĩ trong một thời kỳ mà những người đến tuổi đi lính thường không có bằng tốt nghiệp phổ thông, Lehrer đã phục vụ trong quân đội với tư cách lính trơn mà không phải sĩ quan, sau dần được thăng lên hạng Chuyên gia hạng ba, mà Lehrer tự coi là tương đương hạ sĩ.[13] Năm 1960, Lehrer trở lại nghiên cứu toàn thời gian ở Harvard, nhưng từ bỏ viết luận văn năm 1965 về mode thống kê sau 15 năm làm việc dứt quãng.[3]

Từ năm 1962, ông dạy tại ngành khoa học chính trịViện Công nghệ Massachusetts (MIT).[14] Năm 1972, ông chuyển sang Đại học California ở Santa Cruz, dạy một khóa đại cương mang tên "Bản chất của Toán học" cho sinh viên các ngành nghệ thuật trong chương trình dạy học cách tân của trường này. Ông cũng dạy ngành nhạc kịch và thỉnh thoảng biểu diễn các ca khúc trong lớp học của mình[15]

Lớp giảng toán học cuối cùng của Lehrer (về chủ đề vô hạn) là vào năm 2001; ông cũng từ bỏ giới hàn lâm từ đây.[16] nhưng nói rằng mình vẫn còn quan tâm tới lĩnh vực này và thảo luận với đồng nghiệp cũ ở Santa Cruz.[17]

Công bố toán học

Hiện nay trong dữ liệu của Hội Toán học Mỹ còn tìm thấy hai bài báo mà ông là tác giả:

  • R. E. Fagen and T. A. Lehrer, "Random walks with restraining barrier as applied to the biased binary counter," Journal of the Society for Industrial and Applied Mathematics, vol. 6, pp. 1–14 (March 1958) MR0094856
  • T. Austin, R. Fagen, T. Lehrer, and W. Penney, "The distribution of the number of locally maximal elements in a random sample," Annals of Mathematical Statistics, vol. 28, pp. 786–790 (1957) MR0091251

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tom Lehrer http://www.smh.com.au/articles/2003/02/28/10464077... http://www.abc.net.au/radionational/programs/music... http://www.buckswoodside.com/stories/tomlehrer.sht... http://www.buzzfeed.com/bensmith/tom-lehrer http://findarticles.com/p/articles/mi_g1epc/is_bio... http://www.sfweekly.com/2000-04-19/news/that-was-t... http://www.summercore.com/ronin http://www.thecrimson.com/article/1981/11/9/tom-le... http://www.youtube.com/watch?v=xmOEtQlRGh8 http://www.haverford.edu/physics/songs/lehrer/lehr...